Nhiều cơ hội cho ngành sản xuất gạch ốp lát
Ngày đăng : 09/11/2018 - 9:18 PM
Lợi nhuận doanh nghiệp giảm
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang sản xuất 04 loại sản phẩm gạch ốp lát chính, đó là: gạch Cotto, gạch Ceramic, gạch Porcelain và gạch Granite. Trong đó, gạch Cotto là một loại gốm không phủ men, nguyên liệu chính là đất sét và được nung với nhiệt độ cao 1.160 - 1.200oC. Gạch có màu đỏ đất nung, thường được sử dụng để lát sân vườn, lát sàn cho những công trình kiến trúc giả cổ. Do ứng dụng không rộng rãi, nhu cầu gạch Cotto là thấp nhất trong số các loại gạch ốp lát. Ba sản phẩm còn lại được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng, trong đó có gạch Granite tuy mới xuất khoảng chục năm trở lại đây nhưng được đánh giá là có chất lượng tốt nhất hiện nay, do có thành phần làm từ bột đá nên có độ bền tốt hơn so với các sản phẩm còn lại.
Số liệu thống kê cho thấy, cả nước có 82 cơ sở đang sản xuất gạch gốm Ceramic, Granite và Cotto với tổng công suất thiết kế là 737,5 triệu m²/năm. Thực tế, các nhà máy gạch Ceramic và Granite chỉ khai thác khoảng 80 - 85% công suất thiết kế, như vậy dự kiến 2018 các nhà máy sản xuất khoảng 500 triệu m².
Theo TS. Lê Đăng Minh, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, từ năm 2016 đến nay mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất gạch ốp lát trở nên khốc liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất gạch Ceramic bởi tăng trưởng sản xuất mạnh hơn so với nhu cầu tiêu thụ, trên thực tế nhu cầu hiện nay của thị trường khoảng 350 triệu m²/năm, ngoài sản lượng xuất khẩu thì một số doanh nghiệp vẫn tiến hành nhập khẩu với sản lượng khoảng 30 triệu m²/năm, tức là đã xuất hiện cung vượt cầu cụ bộ tại thị trường nội địa.
Từ đó hình thành cuộc đua tranh giành thị trường, tranh giành khách hàng giữa các nhà sản xuất trong nước dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về giá. Điều này dẫn đến lợi nhuận biên của mọi doanh nghiệp đều giảm theo thời gian, hệ lụy về lâu dài các doanh nghiệp không còn lợi nhuận để tái đầu tư. Đặc biệt không còn ngân sách để đầu tư vào nghiên cứu phát triển (công nghệ, thiết kế…), xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối…, TS. Lê Đăng Minh nói.
Cùng với đó là sự thiếu liên kết giữa các nhà tư vấn thiết kế, thi công và các sản xuất kinh doanh gạch ốp lát. Nhiều công trình sử dụng các loại sản phẩm gạch nhập khẩu chất lượng thấp nhưng lại giới thiệu là gạch trong nước sản xuất dẫn đến việc bị ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của các nhãn hàng trong nước. Ngoài ra, do sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài đều có tác động mạnh đến sự tăng trưởng và thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều cơ hội phát triển
Theo Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, hiện nay công nghệ sản xuất gạch gốm ốp lát của Việt Nam đã phát triển tiệm cận với công nghệ tiên tiên của thế giới, đã có dây chuyền công suất (5 – 6) triệu m²/năm, với máy ép đến 7.000 tấn; chuyển từ in lưới sang in rulô và in kỹ thuật số; lò nung thanh lăn dài đến 300m có hệ thống tận dụng nhiệt khí thải; giảm tiêu hao nhiên liệu đến 30%; mức độ tự động hóa cao.
Cả nước có 82 cơ sở đang sản xuất gạch gốm ceramic, granit và Cotto với tổng công suất thiết kế là 737,5 triệu m²/năm.
Chất lượng gạch Ceramic và granit sản xuất trong nước đạt được các tiêu chuẩn Quốc gia và châu Âu. Mẫu mã, trang trí bề mặt phong phú, tiến bộ rõ rệt. Kích thước đa dạng: Các kích thước nhỏ đến 500x500 mm đạt khoảng 65 - 70%, các kích thước lớn từ 600x600 mm trở lên đạt khoảng 40% sản lượng sản xuất. Sản phẩm Cotto trong nước sản xuất rất đa dạng, kích thước lớn nhất đạt tới 500 x 500 mm và có chất lượng tương đương với các nước khu vực và thế giới. Năm 2017, xuất khẩu gạch ốp lát đạt doanh thu 230 triệu USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 5 – 10%/năm.
Cũng theo TS. Thái Duy Sâm từ năm 2014 thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu ấm trở lại, giúp cho một loại các ngành sản xuất liên quan được phục hồi, trong đó có ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất gạch ốp lát nói riêng. Nhà nước đã ban hành thêm nhiều cơ chế mới về gói tài chính bất động sản, Luật kinh doanh bất động sản... tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển sôi động hơn. Cùng với đó, là tốc độ đô thị hóa đa dang diễn ra nhanh chóng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát phát triển.
Tốc độ đô thị hóa ở mức 31% hiện nay sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2025. Như vậy, nhu cầu về nhà ở để đáp ứng cho khoảng 30 triệu dân hiện tại sẽ tăng lên khoảng 46 triệu dân đến 2025. Dựa vào những phân tích trên cơ sở này, chúng tôi dự báo nhu cầu gạch ốp lát tới năm 2020 vào khoảng 570 triệu m². Thị trường đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát, TS. Thái Duy Sâm nói.
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang sản xuất 04 loại sản phẩm gạch ốp lát chính, đó là: gạch Cotto, gạch Ceramic, gạch Porcelain và gạch Granite. Trong đó, gạch Cotto là một loại gốm không phủ men, nguyên liệu chính là đất sét và được nung với nhiệt độ cao 1.160 - 1.200oC. Gạch có màu đỏ đất nung, thường được sử dụng để lát sân vườn, lát sàn cho những công trình kiến trúc giả cổ. Do ứng dụng không rộng rãi, nhu cầu gạch Cotto là thấp nhất trong số các loại gạch ốp lát. Ba sản phẩm còn lại được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng, trong đó có gạch Granite tuy mới xuất khoảng chục năm trở lại đây nhưng được đánh giá là có chất lượng tốt nhất hiện nay, do có thành phần làm từ bột đá nên có độ bền tốt hơn so với các sản phẩm còn lại.
Theo TS. Lê Đăng Minh, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, từ năm 2016 đến nay mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất gạch ốp lát trở nên khốc liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất gạch Ceramic bởi tăng trưởng sản xuất mạnh hơn so với nhu cầu tiêu thụ, trên thực tế nhu cầu hiện nay của thị trường khoảng 350 triệu m²/năm, ngoài sản lượng xuất khẩu thì một số doanh nghiệp vẫn tiến hành nhập khẩu với sản lượng khoảng 30 triệu m²/năm, tức là đã xuất hiện cung vượt cầu cụ bộ tại thị trường nội địa.
Từ đó hình thành cuộc đua tranh giành thị trường, tranh giành khách hàng giữa các nhà sản xuất trong nước dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về giá. Điều này dẫn đến lợi nhuận biên của mọi doanh nghiệp đều giảm theo thời gian, hệ lụy về lâu dài các doanh nghiệp không còn lợi nhuận để tái đầu tư. Đặc biệt không còn ngân sách để đầu tư vào nghiên cứu phát triển (công nghệ, thiết kế…), xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối…, TS. Lê Đăng Minh nói.
Cùng với đó là sự thiếu liên kết giữa các nhà tư vấn thiết kế, thi công và các sản xuất kinh doanh gạch ốp lát. Nhiều công trình sử dụng các loại sản phẩm gạch nhập khẩu chất lượng thấp nhưng lại giới thiệu là gạch trong nước sản xuất dẫn đến việc bị ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của các nhãn hàng trong nước. Ngoài ra, do sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài đều có tác động mạnh đến sự tăng trưởng và thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều cơ hội phát triển
Theo Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, hiện nay công nghệ sản xuất gạch gốm ốp lát của Việt Nam đã phát triển tiệm cận với công nghệ tiên tiên của thế giới, đã có dây chuyền công suất (5 – 6) triệu m²/năm, với máy ép đến 7.000 tấn; chuyển từ in lưới sang in rulô và in kỹ thuật số; lò nung thanh lăn dài đến 300m có hệ thống tận dụng nhiệt khí thải; giảm tiêu hao nhiên liệu đến 30%; mức độ tự động hóa cao.
Cả nước có 82 cơ sở đang sản xuất gạch gốm ceramic, granit và Cotto với tổng công suất thiết kế là 737,5 triệu m²/năm.
Chất lượng gạch Ceramic và granit sản xuất trong nước đạt được các tiêu chuẩn Quốc gia và châu Âu. Mẫu mã, trang trí bề mặt phong phú, tiến bộ rõ rệt. Kích thước đa dạng: Các kích thước nhỏ đến 500x500 mm đạt khoảng 65 - 70%, các kích thước lớn từ 600x600 mm trở lên đạt khoảng 40% sản lượng sản xuất. Sản phẩm Cotto trong nước sản xuất rất đa dạng, kích thước lớn nhất đạt tới 500 x 500 mm và có chất lượng tương đương với các nước khu vực và thế giới. Năm 2017, xuất khẩu gạch ốp lát đạt doanh thu 230 triệu USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 5 – 10%/năm.
Cũng theo TS. Thái Duy Sâm từ năm 2014 thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu ấm trở lại, giúp cho một loại các ngành sản xuất liên quan được phục hồi, trong đó có ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất gạch ốp lát nói riêng. Nhà nước đã ban hành thêm nhiều cơ chế mới về gói tài chính bất động sản, Luật kinh doanh bất động sản... tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển sôi động hơn. Cùng với đó, là tốc độ đô thị hóa đa dang diễn ra nhanh chóng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát phát triển.
Tốc độ đô thị hóa ở mức 31% hiện nay sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2025. Như vậy, nhu cầu về nhà ở để đáp ứng cho khoảng 30 triệu dân hiện tại sẽ tăng lên khoảng 46 triệu dân đến 2025. Dựa vào những phân tích trên cơ sở này, chúng tôi dự báo nhu cầu gạch ốp lát tới năm 2020 vào khoảng 570 triệu m². Thị trường đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát, TS. Thái Duy Sâm nói.